Chương 6: Ngày Lễ Tình Nhân Chồng Tôi Thường Đến Mộ Của Người Yêu Cũ
Ba mẹ anh ta cũng không ăn, thậm chí chính anh ta cũng ít khi ăn cay. Vậy thì tài nghệ nấu món Tứ Xuyên của anh ta là vì ai?
Lần đầu tiên anh ta nấu ăn cho tôi, bày ra một bàn đầy những món cay, anh ta đã nghĩ về ai?
Liệu đó có phải là người tình đầu đã mất sớm của anh ta? Khoảnh khắc đó, với tâm trạng như thế nào mà anh ta thúc giục tôi ăn một miếng, rồi sau đó đổ bỏ hết toàn bộ món ăn?
Sự thất vọng của anh ta là vì tôi không thể ăn những món đó, hay là vì người ngồi ăn không phải là người mà anh ta mong đợi?
Từ đó trở đi, mỗi lần anh ta đứng trong bếp chuẩn bị nguyên liệu, xào nấu và dọn dẹp, anh ta nghĩ về ai? Anh ta có từng nghĩ rằng nếu người chờ ăn những món đó là cô ấy thì tốt biết bao nhiêu?
Nước mắt không kìm được, từng giọt chua xót rơi xuống đĩa sườn xào chua ngọt. Tôi tách dần những mảnh ký ức, rõ ràng như những lưỡi dao sắc nhọn đâm vào chính mình. Tôi không cho phép mình lưu luyến Tiền Tư Vũ dù chỉ một chút.
Từng miếng, từng miếng, tôi ăn hết toàn bộ thức ăn mà Trần Diễm Thanh đã nấu.
Ít nhất thì đồ ăn của Trần Diễm Thanh là dành cho tôi, anh ấy mong chờ sự vui vẻ của tôi. Anh ấy giống như sợi dây thừng bất ngờ xuất hiện trong dòng sông chảy xiết, xoa dịu tâm trạng bấp bênh của tôi, nói với tôi rằng vẫn có người yêu thương tôi.
Ăn xong, tôi chụp ảnh chiếc hộp giữ nhiệt trống trơn gửi cho anh ấy.
“Rất ngon, tay nghề của đầu bếp Trần quả là tuyệt đỉnh.”
Anh ấy đáp lại rất nhanh,
“Thích là tốt rồi, anh đã học rất lâu từ đầu bếp, không ngờ có ngày thật sự được nấu cho em ăn. Sau này anh sẽ học thêm nhiều món nữa, hy vọng em sẽ thích. Ăn một mình thật sự rất cô đơn, em với anh cùng ăn thì sẽ không còn cô đơn nữa.”
Kèm theo đó là bức ảnh chụp đĩa và nồi trống không của anh ấy. Rõ ràng là anh ấy rất vui.
“Anh lại thấy một phần cơm của em.”
Sao lại có hai phần cơm? Đồng nghiệp cầm thêm một hộp cơm đưa cho tôi. Trên đó có ghi chú của Tiền Tư Vũ. Tôi cười nhận lấy. Không sao, nhà nhiều người nên đưa thêm một phần. Tôi đặt hộp cơm dưới bàn làm việc.
Tan ca, tôi vứt thẳng vào thùng rác. Tôi đã no rồi. Không cần đồ ăn từ người có tâm hồn không sạch sẽ và đạo đức suy đồi.
Đã nửa tháng tôi không gặp Tiền Tư Vũ. Anh ta ba ngày hai lượt đến trước cửa nhà Đường Thi Tình.
Nhưng tôi không muốn gặp. Anh ta giống như hồn ma, ngày qua ngày gửi tin nhắn xin lỗi. Ngày qua ngày diễn vai tình sâu nghĩa nặng trước mặt tôi.
Đồ ăn của anh ta cũng đều vào thùng rác. Giống như chính anh ta trong lòng tôi, kết cục cuối cùng là phân loại rác thải. Mọi người không hiểu sao tôi lại quyết liệt như vậy.
Bố mẹ anh ta ngày ngày gọi điện nhắn tin trách móc tôi, lý luận đủ kiểu nói tôi khiến Tiền Tư Vũ tinh thần sa sút. Bảo tôi đừng làm loạn nữa, sớm hòa giải với anh ta. Họ không biết xấu hổ, đảo lộn trắng đen, dựa vào thân phận bề trên mà trách móc tôi:
“Như này có gì to tát đâu, cô cũng lớn rồi, hiểu chuyện chút đi. Đừng để Tư Vũ phải lo lắng mãi, thằng bé công việc bận rộn như vậy, cô là vợ, phải biết bao dung chứ. Con bé Diêu Diêu có ơn cứu mạng với Tư Vũ. Nếu không có con né, cô đâu gặp được Tư Vũ nhà tôi mà hưởng hạnh phúc bây giờ. Phải nói rằng, cô cũng nên cùng Tư Vũ đi thắp hương cho Diêu Diêu, là con bé đã thành toàn cho các người. Con gái học nhiều để làm gì, tốt nhất là sinh con, cô học nhiều quá nghĩ lắm thành ra đầu óc không bình thường rồi, chuyện này không phải lỗi của Tư Vũ.”
( truyện đăng tại page Tiểu Linh Nhi , đứa nào reup là chó)
Tôi mặc kệ những cảm xúc ngày càng mãnh liệt, trực tiếp đáp lại:
“Nếu không phải Tiền Tư Vũ đeo bám tôi, cầu tôi lấy anh ta, tôi sẽ không bao giờ có liên hệ gì với các người, bây giờ tôi muốn ly hôn. Về sau chúng ta sẽ là người xa lạ, nhìn các người tuổi đã cao, đạo đức suy đồi, lừa dối tôi cũng không muốn tính toán.”
“Nhưng các người tự mình lộ diện đến trước mặt tôi ra vẻ bề trên, ơn cứu mạng nghe thật hay ho sao không để Tiền Tư Vũ trực tiếp ôm bài vị của Tống Diêu kết hôn. Một đời một kiếp thủ tiết cho người ta, cả nhà các người sao không thờ bài vị trong nhà, ngày ba lần thắp hương cho Tống Diêu, ơn ân cứu mạng mà không đáng để lập bài vị sao.
“Hưởng phúc ư, tôi có tay có chân, sự nghiệp thành đạt, tự tôi có thể mang lại hạnh phúc cho bản thân. Ngược lại lấy Tiền Tư Vũ Như bước vào ổ lừa đảo, các người quả là một gia đình đâu ra mặt dày như vậy, cây không vỏ ắt phải chết, người không có liêm sỉ thiên hạ vô địch. Đó là cuộc đời của tôi, các người hiểu luật pháp không, thay đổi nguyện vọng thi đại học là vi phạm pháp luật sẽ bị bắt. Các người dựa vào việc tôi không có chứng cứ, nếu tôi có muốn tôi nhất định trả thù con trai cưng của các người đến cùng ,anh ta mà có thể yên ổn kết hôn sinh con thì tôi là kẻ vô dụng”.
Nói xong, tôi lập tức cúp máy chặn toàn bộ không cho họ cơ hội phản công, không ngờ ngay cả bố tôi cũng như vậy. Bao năm qua sao ông ta không chăm tôi thì thôi, nhưng dù sao tôi mới là con ông ta,nhưng ông ta lại gọi tôi về nhà, trước mặt Tiền Tư Vũ Nghiêm khắc trách móc tôi:
“Tiểu Tiền đã nói với bố rồi thằng bé đi thăm mộ có gì mà làm ầm lên bố cũng đi thăm mộ mẹ con hàng năm mà. Với con xem này, dì từ trước đến nay chưa bao giờ cãi nhau với bố vì chuyện này.”
“Tiểu Tiền chỉ là đi thăm mộ thôi mà, nói gì thì nói người ta cũng đã chết rồi, đâu thể tranh giành với con được. Con để ý làm gì? Người đã khuất thì nên kính trọng, con đừng quá so đo. Đừng làm như vậy nữa, bố thấy ngoài Tiểu Tiền ra không ai chịu được con đâu. Vợ chồng có mâu thuẫn là chuyện bình thường, nhường nhịn nhau nhiều hơn. Con hôm nay theo Tiểu Tiền về nhà đi, qua vài năm sinh con, mọi chuyện sẽ ổn thôi. Con thấy không, mẹ con năm đầu tiên sau khi cưới bố đã sinh ra con, tốt biết bao. Sống tử tế vào. Đều là lỗi của bố nuông chiều con quá, không dạy dỗ con cách làm vợ, khiến con trở thành thế này.”
Ông ta nghiêm túc trách móc tôi, nghĩ rằng tôi đang gây chuyện.
Tôi cảm thấy một nỗi bất lực tràn ngập toàn thân. Lại như thế nữa, tại sao lần nào cũng như vậy?
Tại sao lại có những bậc cha mẹ như thế này?
Hễ có chuyện gì xảy ra, lỗi luôn là của con cái.
Con nhà người khác luôn luôn tốt.
Ông ta thậm chí không thèm nghe tôi nói xem sự việc ra sao, lúc nào cũng nghe lời người khác.
Ông ta không tin tưởng tôi, khinh thường tôi, cho rằng tôi không bằng người khác.
Dù tôi có học vấn cao đến đâu, dù tôi có đậu vào trường đại học tốt thế nào, ông ta cũng xem lời tôi nói là vô giá trị.